Áp xe trung thất là gì? Các công bố khoa học về Áp xe trung thất

Áp xe trung thất là nhiễm trùng mủ trong khoang trung thất, giữa phổi và xương sườn. Đây là tình trạng nghiêm trọng có thể do viêm nhiễm lân cận, chấn thương ngực, hoặc sau phẫu thuật. Triệu chứng gồm đau ngực, sốt, khó thở, mệt mỏi. Chẩn đoán thường qua X-quang, CT scan, xét nghiệm máu. Điều trị bằng kháng sinh, phẫu thuật dẫn lưu. Nếu không điều trị kịp thời, có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như viêm màng phổi, nhiễm trùng huyết. Kiến thức và nhận biết sớm là quan trọng để ngăn ngừa nguy cơ.

Áp Xe Trung Thất: Định Nghĩa và Phân Loại

Áp xe trung thất là tình trạng nhiễm trùng mủ tập trung trong khoang trung thất - một vùng nằm giữa phổi, bao quanh bởi xương sườn, xương sống và xương ức. Đây là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nguyên Nhân

Áp xe trung thất thường do các yếu tố như:

  • Biến chứng của viêm nhiễm ở các cơ quan lân cận như viêm phổi, viêm niệu quản, hoặc viêm thực quản.
  • Chấn thương vùng ngực có thể dẫn đến nhiễm trùng.
  • Biến chứng sau phẫu thuật hoặc các thủ thuật y tế xâm lấn.

Triệu Chứng

Các triệu chứng của áp xe trung thất bao gồm:

  • Đau ngực, thường là một dấu hiệu sớm và điển hình nhất.
  • Sốt cao kèm theo cảm giác ớn lạnh.
  • Khó thở hoặc thở gấp.
  • Mệt mỏi, chán ăn và giảm cân nhanh chóng.

Chẩn Đoán

Áp xe trung thất thường được chẩn đoán thông qua:

  • Chụp X-quang ngực hoặc CT scan ngực để xác định vị trí và kích thước của áp xe.
  • Xét nghiệm máu để xác định dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Điện tâm đồ và siêu âm tim có thể được thực hiện để kiểm tra sự ảnh hưởng của áp xe đến tim.

Điều Trị

Điều trị áp xe trung thất bao gồm:

  • Sử dụng kháng sinh mạnh để kiểm soát nhiễm trùng.
  • Phẫu thuật dẫn lưu áp xe và loại bỏ mô nhiễm trùng.
  • Điều trị hỗ trợ như hô hấp hỗ trợ và truyền dịch nếu cần thiết.

Tiên Lượng và Biến Chứng

Áp xe trung thất có tiên lượng phức tạp, phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và thời điểm can thiệp. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm màng phổi, tràn dịch màng phổi, hoặc nhiễm trùng huyết.

Kết Luận

Áp xe trung thất là một bệnh lý nghiêm trọng đòi hỏi chẩn đoán và điều trị kịp thời để ngăn ngừa biến chứng. Kiến thức và sự nhận biết sớm về các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe.

Danh sách công bố khoa học về chủ đề "áp xe trung thất":

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT ÁP XE TRUNG THẤT NGUYÊN NHÂN DO THỦNG THỰC QUẢN TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 499 Số 1-2 - 2021
Đặt vấn đề: Áp xe trung thất (AXTT) do thủng thực quản (TQ) đã được biết đến từ lâu là nhiễm khuẩn nặng, nguy cơ tử vong cao. Mục đích nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật AXTT tại bệnh viện Việt Đức. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu kết hợp hồi cứu các trường hợp chẩn đoán AXTT do thủng TQ được điều trị tại bệnh viện Việt Đức từ 1/2016 đến 3/2019, bao gồm các trường hợp tử vong. Chẩn đoán AXTT theo tiêu chuẩn của Estrera (1983), Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Nghiên cứu được thông qua hội đồng khoa học của bệnh viện. Kêt quả:  Tổng số 40 ca, tỷ lệ nam: nữ 4,7: 1; Tuổi từ 36 đến 60 tuổi chiếm 60%.  Chấn thương 70%, bệnh lý 30%. Do hóc xương chiếm 88,5%. Thủng ở 1/3 trên TQ  57,5%, 1/3 giữa TQ 22,5 %, và 1/3 dưới TQ  20%. Type I chiếm 55%, type IIb chiếm 45%, không có type IIa. Phương pháp điều trị phẫu thuật: Dẫn lưu đơn thuần 82,1%, mở ngực 17,9%.  Trong dẫn lưu có dẫn lưu cổ 40,6%; Dẫn lưu ngực 31,2%, Dẫn lưu cổ + Ngực 28,1%. Trong mở ngực 7/39 gồm mổ mở (05) và nội soi có video hỗ trợ (02). Cô lập TQ: 71% mở thông dạ dày, 29 % mở thông hỗng tràng. Xử lý khác: Xử lý vết thương mạch máu 2 ca  gồm tổn thương mạch giáp dưới và cảnh trong; Đặt stent graft ĐMC 02 ca: dò quai ĐM chủ/TQ. Kết quả điều trị: Biến chứng 7 (17,5%), Tử vong: 3 trường hợp (7,5%). Kết luận và kiến nghị: Việc xử lý phẫu thuật cấp cứu AXTT do thủng thực quản cần dẫn lưu được mủ, theo vị trí của áp xe chọn dẫn lưu cổ hoặc ngực phối hợp, kết hợp cô lập thực quản bằng mở thông dạ dày hoặc hỗng tràng.
#Thủng thực quản #Áp xe trung thất #Áp xe trung thất lan tỏa
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG ÁP XE TRUNG THẤT DO THỦNG THỰC QUẢN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 507 Số 1 - 2021
Đặt vấn đề: Áp xe trung thất (AXTT) là nhiễm khuẩn nặng, nguy cơ tử vong cao, nguyên nhân do bệnh lý nhiễm khuẩn miệng, họng, đặc biệt liên quan đến tổn thương thực quản (TQ). Mục đích nghiên cứu chúng tôi mô tả một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng giúp cho chẩn đoán bệnh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu các trường hợp chẩn đoán AXTT do tổn thương TQ được điều trị tại Bệnh viện Việt Đức từ 1/2016 đến 10/2019, bao gồm các trường hợp tử vong và nặng về. Chẩn đoán theo tiêu chuẩn của Estrera (1983), phân loại theo Endo S (1999). Kết quả: Tổng số có 40 trường hợp, tuổi trung bình: 48,5 ± 17,74 tuổi, nam giới chiếm 82,5 %. Nguyên nhân tổn thương TQ do chấn thương chiếm 70%, chủ yếu hóc xương; do bệnh lý 30%, trong đó hội chứng Boerhaave chiếm 62,5%. Vị trí tổn thương hay gặp nhất ở 1/3 trên (TQ cổ) chiếm 65%, TQ ngực (1/3 giữa) chiếm 15 %, và TQ ngực (1/3 dưới) 20%. Phân độ theo Endo:  type I 28 bệnh nhân chiếm 70%, không có type IIa, type IIb có 12 trường hợp, chiếm 30%.  Dấu hiệu lâm sàng chính: nuốt đau 35%, đau ngực 42,5%, sốt và khó thở 75%. Khám tại chỗ: Đau máng cảnh 47,5%, mất lọc cọc thanh quản – cột sống 52,5%, tràn khí dưới da 50%. Hình ảnh X quang: CLVT có độ nhạy và đặc hiệu cao, 54,6% hình ảnh thâm nhiễm, 50% hình khí hơi trung thất (type I); Ổ giảm tỷ trọng ở trung thất 100%, mủ màng phổi 83,3%, hơi khí trung thất 100% (type II).  25/40 trường hợp phân lập được vi khuẩn/nấm (62,5%). Vi khuẩn Gram (+) phổ biến Streptococcus species (44%) Enterococcus faecalis (24%) Vi khuẩn Gram (-) phổ biến Acinetobacter Baumanii (24%)  Klebsiella pneumonie (12%), Pseudomonas aeruginosa (8%). Nấm: Phân lập được 6/24 chiếm 25%. Kết luận: Áp xe trung thất do tổn thương thực quản là biến chứng nhiễm khuẩn nặng, cần được chẩn đoán sớm để có thái độ xử lý kịp thời. Nghiên cứu đặc điểm AXTT do tổn thương TQ qua những dấu hiệu điển hình trên lâm sàng, X quang cũng như vi khuẩn giúp cho phẫu thuật viên đưa ra chiến lược điều trị sớm và phù hợp.
#Thủng thực quản #Áp xe trung thất #Áp xe trung thất lan tỏa
Đặc điểm tổn thương thủng thực quản gây áp xe trung thất được điều trị tại Bệnh viện Việt Đức
Mục tiêu: Mô tả những đặc điểm tổn thương thủng thực quản gây áp xe trung thất và thái độ xử trí với các thương tổn được điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu các trường hợp chẩn đoán áp xe trung thất do thủng thực quản được điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 1/2016 đến tháng 6/2018, bao gồm các trường hợp tử vong và nặng xin về. Chẩn đoán theo tiêu chuẩn của Estrera (1983), phân loại theo Endo (1999). Kết quả: Tổng số có 33 trường hợp, tuổi trung bình: 51,48 ± 16,30 tuổi, thấp nhất: 14 tuổi, cao nhất: 88 tuổi, nam giới chiếm 78,8%. Vị trí thương tổn thực quản: 1/3 trên (57,6%), 1/3 giữa (27,3%), 1/3 dưới chỉ chiếm 15,1%. Nguyên nhân gây thủng do dị vật chiếm 72,7%, do bệnh lý chỉ chiếm 21,2%. Type I và IIA chiếm 25/33 (75,8%). Xử lý cấp cứu thủng thực quản gồm: Mở thông dạ dày: 30 trường hợp, kết hợp khâu thực quản: 3 trường hợp (9,1%), kết hợp đặt stent graft: 2 trường hợp (6,1%), mở thông hỗng tràng nuôi ăn: 3 trường hợp. Không có ca nào biến chứng rò thực quản, 2 ca đặt stent kết quả tốt. Kết quả điều trị: 2 trường hợp nặng xin về và tử vong, chiếm 6,1%. Kết luận: Kinh nghiệm xử lý 33 trường hợp áp xe trung thất nguyên nhân do thủng thực quản cho thấy hầu hết thủng thực quản 1/3 trên và giữa, cần mở thông dạ dày, 1/3 dưới cần mở thông hỗng tràng nuôi ăn, đặt stent khi có tổn thương mạch máu. Việc thực hiện can thiệp sửa chữa thực quản qua can thiệp xâm lấn khi nhiễm khuẩn nặng sẽ không cần thiết.  
#Thủng thực quản #áp xe trung thất
Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng áp xe trung thất do thủng thực quản điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng áp xe trung thất do thủng thực quản. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu các trường hợp chẩn đoán áp xe trung thất do tổn thương thực quản được điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ 9/2016 đến 9/2019, bao gồm các trường hợp tử vong, cho về. Chẩn đoán theo tiêu chuẩn của Estrera (1983), phân loại theo Endo S (1999). Kết quả: Tổng số có 40 trường hợp, tuổi trung bình: 48,5 ± 17,74 tuổi, nam giới chiếm 82,5%. Nguyên nhân tổn thương thực quản do chấn thương chiếm 80%, chủ yếu hóc xương; do bệnh lý 20%, trong đó hội chứng Boerhaave chiếm 62,5%. Vị trí tổn thương hay gặp nhất ở 1/3 trên (thực quản cổ) chiếm 70%, thực quản ngực (1/3 giữa) chiếm 12,5% và thực quản ngực (1/3 dưới) 17,5%. Phân độ theo Endo: Type I: 28 bệnh nhân chiếm 70%, không có type IIa, type IIb có 12 trường hợp, chiếm 30%. Dấu hiệu lâm sàng chính: Nuốt khó 35%, đau ngực 42,5%, sốt và khó thở 75%. Khám tại chỗ: Đau máng cảnh 47,5%, mất lọc cọc thanh quản - cột sống 52,5%, tràn khí dưới da 50%. Hình ảnh X-quang: Cắt lớp vi tính có độ nhạy và đặc hiệu cao, dịch khí trung thất (97,5%), hình ảnh thâm nhiễm (95%). 25/40 trường hợp phân lập được vi khuẩn/nấm (62,5%). Vi khuẩn Gram (+) phổ biến Streptococcus species (44%), Enterococcus faecalis (24%), vi khuẩn Gram (-) phổ biến Acinetobacter baumannii (24%), Klebsiella pneumoniae (12%), Pseudomonas aeruginosa (8%). Nấm: Phân lập được 6/24 trường hợp chiếm 25%. Kết luận: Áp xe trung thất do thủng thực quản là biến chứng nhiễm khuẩn nặng, với đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng đặc trưng.
#Thủng thực quản #áp xe trung thất
A rare case of melioidosis with mediastinal abscess treated in Vietnam
Melioidosis là bệnh cảnh lâm sàng đa dạng do nhiễm trùng Burkholderia pseudomallei; bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến khu vực nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Biểu hiện ở phổi, da và cơ quan tiết niệu - sinh dục chiếm phần lớn các trường hợp melioidosis, ngoài ra một tỉ lệ nhỏ có ổ nhiễm trùng tại xương khớp, ổ mủ sâu ở thần kinh trung ương và ổ bụng. Tuy nhiên, áp xe trung thất trong bệnh cảnh melioidosis rất hiếm gặp trong y văn thế giới. Chúng tôi trình bày một trường hợp melioidosis có ổ áp xe trung thất khó chẩn đoán, được phát hiện sau nhiều lần chụp cắt lớp vi tính lồng ngực. Điều trị cần kết hợp phẫu thuật dẫn lưu ổ áp xe trung thất với kháng sinh toàn thân kéo dài.
#Melioidosis #Burkhoderia pseudomallei #Whitmore #áp xe trung thất
Đặc điểm vi sinh và điều trị kháng sinh trong bệnh lý áp xe trung thất do thủng thực quản trong cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức
Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm vi sinh được phân lập và việc điều trị kháng sinh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu các trường hợp áp xe trung thất do thủng thực quản được điều trị tại Bệnh viện Việt Đức từ tháng 1/2016 đến tháng 3/2019, bao gồm các trường hợp tử vong. Chẩn đoán áp xe trung thất theo tiêu chuẩn của Estrera (1983). Kết quả: Tổng số 40 ca, tỷ lệ nam: nữ = 4,7:1, tuổi từ 36 - 60 tuổi chiếm 60%. Chấn thương: 70%, bệnh lý: 30%. Do hóc xương chiếm 88,5%. Thủng ở 1/3 trên thực quản là 57,5%, 1/3 giữa thực quản là 22,5%, và 1/3 dưới thực quản là 20%. Type I chiếm 55%, type IIb chiếm 45%, không có type Iia. Vi sinh: 24/40 (60%) phân lập được vi khuẩn, 100% kết hợp cả ái khí và kỵ khí, trong đó Gram (+) ái khí chiếm đa số 75,9%, nhiều nhất là Streptococcus species 37,5%, Enterococcus faecalis 20,8%, Acinetobacter baumanii 20,8%; Gram (-) ái khí chiếm 17,2%, nhiều nhất là Klebsiella pneumoniae chiếm 12,5%, Pseudomonas aeruginosa 12%; Kỵ khí Gram (+): Peptostreptococcus chiếm 8,3%, kháng sinh: Cephalosporin (thế hệ 3) và carbapenem phù hợp kết quả kháng sinh đồ, kết hợp 100% với metronidazole. Kết quả: Biến chứng 7 (17,5%) trường hợp, tử vong: 3 trường hợp (7,5%) do chảy máu, suy đa tạng. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy vi khuẩn kết hợp ái khí và kỵ khí chiếm 100%, ái khí Gram (+) chiếm đa số trong đó nhiều nhất là Streptococcus species, Gram (-) ái khí nhiều nhất là Klebsiella pneumoniae và Pseudomonas aeruginosa; kỵ khí Gram (+) duy nhất Peptostreptococcus. Kháng sinh dùng theo kinh nghiệm với loại mạnh, phổ rộng là cephalosporin (thế hệ 3) và carbapenem phù hợp kết quả kháng sinh đồ, kết hợp metronidazole.
#Thủng thực quản #áp xe trung thất #áp xe trung thất lan tỏa
Kết quả điều trị phẫu thuật áp xe trung thất do thủng thực quản tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật áp xe trung thất tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu kết hợp hồi cứu các trường hợp chẩn đoán áp xe trung thất do thủng thực quản được điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 9/2016 đến tháng 9/2019. Chẩn đoán áp xe trung thất theo tiêu chuẩn của Estrera (1983), số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả: Tổng số 39 bệnh nhân, tỷ lệ nam : nữ = 5,5: 1. Tuổi từ 36 đến 60 tuổi chiếm 59%. Chấn thương 70%, bệnh lý 30%. Do hóc xương chiếm 88,5%. Thủng ở 1/3 trên thực quản 70%, 1/3 giữa thực quản 12,5%, và 1/3 dưới thực quản 17,5%. Type I chiếm 69,2%, type IIb chiếm 30,8%. Phương pháp điều trị phẫu thuật: Dẫn lưu đơn thuần 56,4%, mở ngực khâu thực quản 17,9%. Trong các trường hợp dẫn lưu: Dẫn lưu cổ 40,6%, dẫn lưu ngực 31,2%, dẫn lưu cổ + ngực 28,1%. Trong mở ngực 7/39 trường hợp gồm: Mổ mở 06 trường hợp và nội soi có video hỗ trợ 01 trường hợp. Cô lập thực quản để không cho thức ăn vào qua thực quản có tổn thương: 71% mở thông dạ dày, 29% mở thông hỗng tràng. Xử lý khác: Xử lý vết thương mạch máu 2 bệnh nhân gồm tổn thương mạch giáp dưới và cảnh trong; Đặt stent graft động mạch chủ 02 bệnh nhân do dò quai động mạch chủ/ thực quản. Kết quả: Biến chứng 7 trường hợp (17,5%), tử vong: 3 trường hợp (7,5%). Kết luận: Việc xử lý phẫu thuật cấp cứu áp xe trung thất do thủng thực quản cần dẫn lưu được mủ, theo vị trí của áp xe chọn dẫn lưu cổ hoặc ngực phối hợp, kết hợp không cho thức ăn qua thực quản có tổn thương bằng mở thông dạ dày hoặc hỗng tràng.
#Thủng thực quản #áp xe trung thất
Tổng số: 7   
  • 1